11TN26_pct_HỌC HẾT SỨC_CHƠI HẾT MÌNH_@
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
11TN26_pct_HỌC HẾT SỨC_CHƠI HẾT MÌNH_@


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Top posters
matbiec_dn128 (360)
Tâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Vote_lcapTâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Voting_barTâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Vote_rcap 
Bi_LoNa (303)
Tâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Vote_lcapTâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Voting_barTâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Vote_rcap 
binbom (299)
Tâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Vote_lcapTâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Voting_barTâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Vote_rcap 
[¶«]µ[®]ay (164)
Tâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Vote_lcapTâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Voting_barTâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Vote_rcap 
phuongthuy (122)
Tâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Vote_lcapTâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Voting_barTâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Vote_rcap 
^_^ hababylonely^_^ (106)
Tâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Vote_lcapTâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Voting_barTâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Vote_rcap 
viemhong (97)
Tâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Vote_lcapTâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Voting_barTâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Vote_rcap 
boy_daikho (91)
Tâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Vote_lcapTâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Voting_barTâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Vote_rcap 
suju cha cha cha (87)
Tâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Vote_lcapTâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Voting_barTâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Vote_rcap 
trutri_kutoe@ (78)
Tâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Vote_lcapTâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Voting_barTâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Vote_rcap 
Bài gửi sau cùng keke
Bài gửingười gửithời gian
[�] HOT GIRL 11TN26 SẼ LÀ AI????????? Mon May 21, 2012 9:49 am
[�] Buy generic cialis online now Thu Aug 04, 2011 5:24 pm
[�] Cat Stress Medication For Diarrhea Thu Aug 04, 2011 1:15 am
[�] Где лучше купить картридж? Wed Aug 03, 2011 5:54 pm
[�] Подскажите, как прошить samsung scx 3200.... Wed Aug 03, 2011 10:10 am
[�] best source of fish oil Wed Aug 03, 2011 5:40 am
[�] Prompt , b?n ph?i den flash samsung scx 4623F .... Tue Aug 02, 2011 2:04 pm
[�] EdmefoWkes Tue Aug 02, 2011 4:21 am
[�] http://www.merchantcashadvances.org business loans Tue Aug 02, 2011 12:54 am
[�] фото осмотр гинеколога Mon Aug 01, 2011 7:49 pm
[�] apartamenty nad jeziorem kierskim Mon Aug 01, 2011 6:34 am
[�] unlock iphone 4 3y Mon Aug 01, 2011 1:50 am
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar

Tâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả Thông điệp
[¶«]µ[®]ay
vip member
vip member
[¶«]µ[®]ay

Nam
Age : 32 Registration date : 19/09/2008 Tổng số bài gửi : 164 Đến từ : nơi đã xuất phát Job/hobbies : Humor :

Bài gửiTiêu đề: Tâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! Tâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế! EmptyMon Nov 17, 2008 9:32 am

Hok có cái mục nào thích hợp để post bài này nên iêm post đại vào đây cho pà kon koi tạm
Tính toán sai lầm

Không dễ trả lời câu hỏi đó khi từ hàng xóm bạn học, thầy cô, và những người quen biết gia đình đều khẳng định em Nguyễn Tấn Đ., vốn hiền lành, chưa từng thấy biểu hiện bạo lực nào, và cũng không có dấu hiệu tâm thần. Đ. cũng như người anh ruột hơn Đ. 7 tuổi đều là những trẻ em ngoan. Người anh đã tốt nghiệp đại học và đang làm việc cho một công ty phần mềm ở TP.HCM. Cho đến năm lớp 9, Đ. vẫn là một học sinh hạng trung bình khá ở trường. Những bất hạnh Đ. phải gánh chịu bắt đầu từ những người lớn.

Đ. không được lớn lên trong một gia đình hạnh phúc. Những bất hoà, xung khắc giữa bố mẹ là điều Đ. phải chứng kiến thường xuyên. Việc bố nóng giận đánh mẹ mắng con có lúc đã khiến người vợ phẫn uất đến mức cầm dao đâm chồng. Người mẹ nói: “Chuyện đó xảy ra lâu rồi, lúc Đ. còn học mẫu giáo”. Theo chị: “Tôi chỉ tự vệ mà thôi”. Mẹ bị tạm giam vì việc đó, bố xin bãi nại nhưng rạn nứt đã không thể hàn gắn, họ chỉ còn ràng buộc nhau vì trách nhiệm với con cái.

Quyết định ly dị của bố mẹ Đ. năm 2003 là một tính toán sai lầm. Đó là một tính toán vì việc ly dị chỉ nhằm mục đích tạo cơ sở pháp lý cho hai vợ chồng làm đám cưới giả với những người bạn Việt kiều để đi xuất cảnh, để “con cái có điều kiện học hành tốt hơn ở nước ngoài”. Để đóng tròn vở diễn ấy, bố mẹ mỗi người sống một nơi, tự mưu sinh. Bố ở lại Đà Lạt, mẹ về TP.HCM. Anh của Đ. đã học xong lớp 12 và về TP.HCM học đại học, Đ. từ đó sống với bố. Việc xuất cảnh bất thành và việc ly dị hợp pháp đã tạo điều kiện cho bố Đ. lấy vợ khác năm 2006. Bi kịch của Đ. bắt đầu từ đây.

Tình thương người dưng

“Đ. chỉ nghe lời anh của Đ. và chỉ thân nhất với cháu” – em Minh, con của anh chị Lâm – Xuân, bộc lộ (theo yêu cầu của bố mẹ, tôi đổi tên cả gia đình để tránh dư luận hiếu kỳ). Đ. quen với Minh trong một lớp học thêm năm lớp 9 nhưng lại nhanh chóng trở thành thân thiết vì cùng thích xem truyện tranh và thích vẽ. Những khủng hoảng tâm lý và mặc cảm bị ngược đãi trong gia đình đã khiến Đ. bỏ nhà đi.

Chính em Minh thương bạn đã nài nỉ bố mẹ mình cho Đ. về sống với gia đình mình. Chị Xuân kể: “Tôi đón cháu Đ. về vì tôi nghĩ rằng cho nó ở nhà mình một ngày thì cháu đỡ hư hỏng được một ngày. Không thể để mặc một đứa trẻ lang thang ngoài đường với bao nhiêu cạm bẫy được”. Anh Lâm chồng chị nói thêm: “Tôi chỉ ra một điều kiện với Đ. Nếu cháu muốn ở đây với em Minh thì hàng ngày phải đi học bình thường”.

Rất khéo léo, anh chị Lâm – Xuân để cho Đ. sống vài ngày trong gia đình cho ổn định tinh thần rồi mới điện thoại liên lạc với bố của em. Bố Đ. hẹn gặp bố mẹ em Minh ở quán cà phê nhưng không đón em về mà đề nghị anh chị tiếp tục nuôi nấng Đ. Không hề khá giả nhưng anh chị Lâm – Xuân cưu mang Đ. một thời gian dài, không hề có hỗ trợ, chu cấp gì như bố em đã hứa hẹn. Anh chị đối xử với Đ. như con, không khác gì em Minh và cả hai vẫn hàng ngày cùng nhau đi học. Đó là thời gian hạnh phúc nhất của Đ. Em đã tìm thấy ở gia đình bạn Minh một tình thương mà em thiếu thốn. Mẹ Đ. cũng nói: “Đ. rất yêu kính bố Lâm mẹ Xuân”.

Chỉ sau khi Đ. lỡ làm mất chiếc xe đạp mà bố mẹ Minh đã giao cho em dùng để đi học thì Đ. mặc cảm nên muốn quay về với gia đình. Sau một thời gian đi xa, mẹ Đ. cũng đã quay lại Đà Lạt một mình mưu sinh. Đ. muốn sống với mẹ nhưng anh của em khuyên bảo nên về sống với bố. Kinh tế bố Đ. ổn định hơn thì cả anh lẫn mẹ đều hy vọng Đ. sẽ có điều kiện học hành tốt hơn. Đ. nghe lời khuyên của anh. Em về sống với bố và mẹ kế nhưng những lúc khủng hoảng lại sang sống với mẹ vài ngày và thường xuyên thăm viếng gia đình “bố Lâm mẹ Xuân”.

Nỗi tuyệt vọng rồ dại

Sống với bố và mẹ kế, Đ. vẫn đến trường. Ngoài giờ học em phụ giúp trông coi ở tiệm cho thuê băng đĩa phim của bố. Những ẩn ức không được cảm thông hay giúp đỡ giải toả đã khiến Đ. trở nên ít nói. Việc học sa sút dần, Đ. phải học lại lớp 10, càng khiến em thêm tuyệt vọng. Không có ai dẫn dắt, Đ. trở thành một núi lửa chực chờ bùng nổ mà chính em cũng không biết. Chỉ cần một hành xử không bình tĩnh của người bố là núi lửa nổ tung.

Điều khó hiểu nhất là ba ngày sau khi bố và mẹ kế đã chết, Đ. vẫn sống trong căn nhà ấy, vẫn đi học và trông coi tiệm băng đĩa cho đến khi án mạng được phát hiện. Số của cải Đ. lấy trong nhà và mang đi gửi không có giá trị lớn và không hề suy suyển. Một người đã chứng kiến các tang vật cho biết: “Mấy chiếc điện thoại ấy đã cũ, giá không tới 200 ngàn một cái. Còn mấy chiếc nhẫn phụ nữ cũng là trang sức rẻ tiền. Giá trị nhất chỉ là một chiếc nhẫn vàng ta chừng một chỉ”.

Mẹ Đ. nói: “Từ năm lớp 6, Đ. đã quen xem phim kinh dị một mình. Tôi thấy điều đó là không nên và cũng có bảo bố cháu lưu ý. Không biết có phải chuyện đó ảnh hưởng đến cháu không?”. Mọi lý giải đều hồ đồ nếu không dựa trên một cơ sở khoa học tâm lý vững chắc. Nữ tiến sĩ Kathleen M. Heide, giáo sư môn tội phạm học ở đại học San Francisco, đã phỏng vấn trực tiếp 75 thiếu niên phạm tội cố sát hay mưu sát, trong đó có bảy trường hợp sát hại cha mẹ. TS Heide đã đúc kết được những đặc điểm chung trong khảo luận “Why kids kill parents” (Tại sao trẻ em giết cha mẹ) đăng trên website PsychologyToday.com.

Tiến sĩ Heide viết: “Có một biến đổi trong ý thức ngăn không cho ký ức về vụ án mạng hoà nhập vào nhận thức. Các thiếu niên này không phủ nhận là án mạng đã xảy ra hay phủ nhận việc chúng phải chịu trách nhiệm. Nhưng ý thức của chúng nảy sinh những “khoảng trắng” ký ức trong khi hoặc ngay sau khi gây án, và cảm giác rằng sự việc này bằng cách nào đó là không có thực hay như một giấc mơ”. Tôi muốn lý giải sự việc theo Tiến sĩ Heide. Đ. phi tang hay cất giấu tang vật và tiếp tục sống như bình thường trong nhà chỉ là một hành động tuyệt vọng để trốn tránh thực tại kinh hoàng.

Bài học cho cha mẹ

Tôi không gặp được em Đ. Trong giai đoạn tạm giam chờ thụ lý hồ sơ, không ai được phép tiếp xúc với em. Kể cả người mẹ tuyệt vọng cũng chỉ được gửi quà và thư cho con chứ không được gặp mặt. Đ. đã bị giam mà không ít người vẫn tỏ lòng thương cảm. Anh chị Lâm – Xuân cũng bày tỏ cảm thông đối với cả người mẹ đau khổ của Đ. Anh Lâm nói: “Đây là một bài học cho người lớn”. Bà mẹ của một em gái bạn của Đ. cũng nhận xét: “Đ. chỉ là nạn nhân của một bi kịch gia đình”.
Các bố mẹ mà tôi tiếp xúc đều có một suy nghĩ giống nhau: “Nếu Đ. sống với mẹ thay vì với bố thì đã không xảy ra chuyện gì”. Anh của Đ. cũng ân hận vì đã khuyên em về với bố. Mẹ Đ. nói: “Tôi luôn gần gũi anh của Đ. cho đến khi cháu học hết lớp 12. Nhưng với Đ. thì tôi không làm được như thế”. Có nhiều điều chúng ta – những người làm cha mẹ – làm cho con, nhưng thật ra không hề vì con mà chỉ là để tự trấn an rằng mình đã chu toàn trách nhiệm. Chính chúng ta đang vô tình nuôi dưỡng những núi lửa âm ỉ thay vì khơi thông khối dung nham trầm uất. Nếu như có thể giết người chỉ bằng ý tưởng thì chắc chắn xã hội hiện nay không chỉ có một chuyện của Đ.
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/turtle_njnza_92

Tâm lý tuổi teen: Chuyện 1 teen 16t giết hại cha & mẹ kế!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
11TN26_pct_HỌC HẾT SỨC_CHƠI HẾT MÌNH_@ :: BLOG-HOME :: TÔ 4 -